Bạn đang tìm một công thức ngâm rượu dứa ( quả dứa tôi đang nói ở đây là quả dứa dại hay còn gọi là dứa rừng chỉ mọc vào tháng 7-8 và mọc ở trong rừng). Với những công dụng tuyệt vời của nó mang lại đối với sức khỏe chúng ta ngoài ra trong đông y còn được sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Hôm nay rượu ngâm Hà Nội xin hướng dẫn bạn đọc cách ngâm rượu dứa dại.
Chuẩn bị nguyên liệu ngâm
Muốn có một bình rượu dứa rừng tốt đầu tiên phải tìm hiểu cách chọn khâu chọn lọc dứa vì chính nó sẽ quyết định trực tiếp đến chất lượng của rượu. Vì vậy cách chế biến rượu dứa dại nó sẽ ảnh hưởng tới kết quả của rượu có hiệu quả hay không.
Cách chọn dứa dại
Nên chọn những quả dứa dại ngâm rượu vừa chín tới có múi màu vàng, mùi thơm không nên dùng quả xanh để ngâm vì nó chứa rất nhiều nhựa
Cách chọn bình ngâm rượu dứa dại
Tùy vào kích thước và số lượng chúng ta có thể chọn các loại bình theo nhiều dung tích khác nhau tuy nhiên tôi khuyên bạn nên dùng bình bằng thủy tinh thì sẽ tốt hơn hết sẽ đẹp hơn ( nếu bạn có bình sứ thì càng tốt ).
Cách chọn rượu ngâm
Nên chọn loại rượu có nồng độ từ 35-38 độ ( có rượu nếp ngâm càng tốt). Chú ý mua được loại rượu gạo nguyên chất, theo mình các bạn nên chọn loại rượu Kim Sơn sẽ làm tăng độ ngon của rượu và làm tăng hiệu quả khi ngâm. Sau khi ngâm đủ thời gian rượu sẽ được khoảng từ 31-33 độ là chuẩn.
Sau khi chọn nguyên vật liệu xong chúng ta tiến hành các bước cách làm dứa rừng ngâm với rượu dưới đây.
Cách ngâm rượu dứa dại tốt
Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn đọc chi tiết cách ngâm rượu dứa dại hay còn gọi là dứa rừng ( rất đơn giản không hề khó như nhiều người nghĩ)
- B1. Các bạn dùng dao hoặc dùng thìa sắt đánh hết vẩy gai ở bên ngoài quả dứa dại
- B2. Đem đi rửa sạch từ 2-3 nước để ráo nước
- B3. Đặc trưng vỏ quả dứa dại rất cứng các bạn bổ theo hình thù gì cũng được hết Miễn sao là bổ ra để cho rượu ngấm đều hơn. Thường thường tôi dùng dao và chày gỗ rồi đem đi bổ làm đôi như bổ quả chanh
- B4. Cho vào bình ngâm rồi đổ rượu vào theo tỉ lệ 1kg dứa với 2-3 lít rượu trắng cứ theo tỉ lệ 1/2 mà phân chia
Ngoài ra người ta còn sử dụng cách ngâm dứa dại phơi khô cách thức thực hiện là đem đi phơi khô rồi mới ngâm rượu phơi khô trong khoảng 2-3 nắng và tỉ lệ ngâm cũng như phía trên. ( dứa khô ngâm rượu thơm hơn so với loại tươi )
Tác dụng của rượu dứa dại
Những tác dụng không phải bàn cãi của dứa dại hay còn gọi là dứa rừng đã được sách vở ghi chép lại và thường xuyên được sử dụng làm thuốc trong đông y.
- Chữa bệnh kiết lỵ
- Chữa viêm gan siêu vi
- Quả dứa có vị chua ngọt, tính bình, có tác dụng giải khát, sinh tân, giúp tiêu hoá. Nước quả dứa nhuận tràng, tiêu tích trệ. Quả dứa chín giúp sự sinh trưởng, dưỡng sức.
Lưu ý: Phải thừa nhận rằng trong dân gian, quả dứa dại có tác dụng chữa bệnh gan nhưng chỉ chữa được một số loại viêm gan, một vài thể nhất định, chứ không phải bất cứ thể viêm gan nào cũng có thể dùng vị thuốc nam này. Hơn nữa, nó cũng chỉ có tác dụng chữa viêm gan cấp, mới bị và một số ít thể viêm gan mãn. Và việc sử dụng phải có sự hướng dẫn từ các thầy thuốc, nếu dùng tùy tiện khi chữa viêm gan thì cực kỳ nguy hiểm bởi ở quả dứa dại có lớp phấn trắng rất độc, nếu không bào chế đúng cách, ăn phải trong thời gian dài có thể gây ra ngộ độc, suy thận. Vì vậy, người dùng phải lưu ý điều này. Hiện nay trên thị trường đã có sản phẩm trà dứa dại được chế biến theo công nghệ hiện đại, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của Bộ Y tế là một lựa chọn tốt cho người sử dụng.
Điều kiện bảo quản và cách dùng rượu dứa dại
Sau khi chế biến rượu dứa rừng xong đến bước bảo quản cũng như hướng dẫn bạn đọc cách dùng sao cho hiệu quả nhất và chúng ta sẽ có một bình rượu dứa hiệu quả.
Điều kiện bảo quản
- Tránh ánh nắng trực tiếp
- Khô ráo thoáng mát
- Nhiệt độ rơi vào khoảng dưới 25 độ C
Cách dùng rượu dứa rừng sao cho hiệu quả
- Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 chén nhỏ trong bữa ăn
- Lưu ý không nên uống quá liều chỉ định 100ml sẽ làm phản tác dụng
Chúc các bạn thành công