Một số bài thuốc từ đinh lăng

Đinh lăng là một loại cây được sử dụng khá là phổ biến tại nước ta và người ta thường sử dụng đinh lăng như một vị thuốc quen thuộc trong mỗi gia đình có nhiều tác dụng cho cơ thể đặc biệt là giúp trị được nhiều bệnh. tuy nhiên dùng ra làm sao kết hợp với loại dược liệu nào thì mới phát huy được hết tác dụng của đinh lăng thì nhiều người chưa biết. Vậy hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn một số bài thuốc từ đinh lăng.

Lưu ý: những bài thuốc này tôi đã tham khảo qua một số thầy thuốc và đều được họ chứng nhận là an toàn và có thể chữa được bệnh. Tuy nhiên uống liều lượng ra làm sao cho đúng bệnh đúng người thì các bạn cần phải gặp những người có chuyên môn hoặc các y bác sỹ để tìm hiểu thêm.

re dinh lang

Một số bài thuốc từ đinh lăng

Củ đinh lăng sau khi được thu hoạch từ những cây đinh lăng > 5 năm tuổi mới được thu hoạch rồi đem về cắt tỉa làm sao cho ra một củ đinh lăng đẹp mắt nhất. Nếu khách có nhu cầu chúng tôi cũng làm khô.

dinh lang kho

Bài thuốc từ rễ đinh lăng

Những bài thuốc từ rễ đinh lăng

Cách 1 : Chữa mệt mỏi

Cách này cha ông ta thường sử dụng khi có biểu hiện mệt mỏi vừa đơn giản lại hiệu quả

+ Cách chế biến: rễ đinh lăng thái lát phơi khô 15gam, đun sôi 15 phút với 300ml nước, chia uống 2-3 lần/ngày có tác dụng bồi vổ cơ thể, giảm tình trạng mệt mỏi, lười hoạt động.

Cách 2 : Chữa ho từ rễ đinh lăng

+ Cách chế biến: Lấy 8 g mỗi loại gồm rễ đinh lăng, rễ cây dâu,bách bộ, nghệ vàng, đậu săn, rau tần dày lá, 6g củ xương bồ; 4g Gừng khô, cho thêm 600ml sắc còn 250ml. Uống lúc còn nóng, mỗi ngày 2 lần có tác dụng chữa ho suyễn lâu năm.

Cách 3: Cơ thể bị thiếu máu

+ Cách chế biến:  Dùng 100g rễ đinh lăng, 100g hà thủ ô, 100g thục địa, 100g hoàng tinh, 20g tam thất 20g tán bột. Sắc 100g bột hỗn hợp, sắc uống trong ngày có công dụng chữa thiếu máu người hay bị choáng váng đầu óc

Cách 4: Chữa liệt dương di tinh

+ Cách chế biến: Rễ đinh lăng khô thái lát, hoài sơn, ý dĩ, hoàng tinh, hà thủ ô, kỷ tử, long nhãn, cám nếp, mỗi vị 12 gram; trâu cổ, cao ban long mỗi vị 8 gram, sa nhân 6 gram. Sắc với 300ml nước uống trong ngày có tác dụng chữa liệt dương di tinh.

Cách 5: Chữa nóng trong người 

+ Cách chế biến: Củ rễ đinh lăng tươi 30 gram, lá hoặc vỏ chanh 10 gram, vỏ quýt 10 gram, rễ sài hồ 20 gram, lá tre 20 gram, cam thảo dây 30 gram, rau má 30 gram, chua me đất 20 gran. Tất cả thái nhỏ, đổ ngập nước, sắc đặc lấy 400 ml, chia làm 3 lần uống trong ngày. Có tác dụng chữa nóng sốt lâu ngày, nhức đầu, háo khát, nóng trong người, đau tức ngực, nước tiểu màu vàng.

Cách 6: Chữa viêm gan

+ Cách chế biến: Củ rễ đinh lăng khô thái lát 12 gram, nhân trần 20 gram, ý dĩ 16 gram, chi tử, hoài sơn, biển đậu, rễ cỏ tranh, xa tiền tử, ngũ gia bì mỗi vị 12 gram; uất kim, ngưu tất mỗi vị 8 gram. Sắc uống ngày 1 lần. Có tác dụng chữa các bệnh về gan, viêm gan mãn tính.

Cách 7: Chữa đau nhức xương khớp, mỏi gối

+ Cách chế biến: Củ rễ đinh lăng khô thái lát 12 gram, Cối xay, Hà thủ ô, Huyết rồng, Cỏ xước, Thiên niên kiện tất cả 8 gram, Vỏ quít, Quế chi 4 gram, cho vào 600 ml nước sắc còn 250 ml, Quế chi chỉ cho vào khi nấu gần xong. Chia thuốc làm 2 lần uống trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm. Có tác dụng chữa đau nhức xương trị mỏi gối ở người cao tuổi

Cách 8: Phụ nữ sau khi sinh 

+ Cách chế biến: Củ rễ đinh lăng tươi 40 gram, gừng tươi 3 lát, đổ 600 ml nước sắc còn 300 ml. Chia làm 3 lần uống trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm. Công dụng phụ nữ sau khi sinh thiếu máu, bài này giúp tăng lượng sữa cho con bú.

Bài thuốc từ lá đinh lăng

Một số bài thuốc từ lá đinh lăng

la-dinh-lang

Cách 1: chữa sưng đau cơ khớp

+ Cách chế biến: Giã nhuyễn 40gam lá đinh lăng tươi, đắp vết thương hoặc chỗ sưng đau

Cách 2: Phơi khô làm gối

+ Cách chế biến: Phơi khô lá đinh lăng, cho vào gối hay trải giường cho bé nằm để chống co giật cho trẻ em

Cách 3: Trị kiết lỵ

+ Cách chế biến: Lá đinh lăng được phơi khô 10gr, sắc chung với 200ml nước, uống trong ngày để chữa dị ứng, ban sởi, ho, kiết lỵ., táo bón

Cách 4: Bồi bổ thanh lọc cơ thể

+ Cách chế biến: Lá Đinh lăng tươi từ 150-200gr, nấu sôi với khoảng 1000ml nước. Sau khi sôi khoảng 5-7 phút, chắt ra để uống nước đầu tiên, có thể đổ tiếp thêm khoảng 200ml nước vào để nấu sôi lấy nước thứ hai. Uống trong ngày thay nước. Cách dùng này thuận tiện vì lá tươi thu hái quanh năm, còn rễ thì sau nhiều năm mới thu hoạch được, nên có thể dùng lá thay rễ cũng đảm bảo được tác dụng tốt cho cơ thể giúp thanh lọc và bồi bổ gan thận.

Bài thuốc từ thân và cành đinh lăng

thanh canh dinh lang

Một số bài thuốc từ thân và cành đinh lăng

Cách 1: Chữa đau lưng mỏi gối

+ Cách chế biến: Dùng thân cành đinh lăng 20 – 30g, sắc lấy nước chia 3 lần uống trong ngày. Có thể phối hợp cả rễ cây xấu hổ, cúc tần và cam thảo dây.

Lưu ý khi sử dụng đinh lăng

Chú ý: Do thành phần Saponin có nhiều trong rễ Đinh lăng, chất này có tính phá huyết sẽ làm vỡ hồng cầu vì vậy chỉ dùng khi cần thiết và phải dùng đúng liều đúng cách. Càng không được dùng rễ Đinh lăng với liều cao, sẽ bị say thuốc và xuất hiện cảm giác mệt mỏi, nôn mửa, tiêu chảy.

* Đặc biệt ngày nay nhiều nơi người ta trồng đinh lăng vì lợi nhuận họ sẵn sàng tiêm thuốc kích thích cho cây để cây phát triển nhanh tuy nhiên khi sử dụng những loại cây đó rất dễ bị phản tác dụng vì vậy bạn hãy là một người mua hàng thông thái hãy tìm cho mình những địa chỉ mua bán đinh lăng uy tín.