Nói đến cây ba kích ít ai tìm hiểu rõ vì sao nó có tên gọi là ba kích mà chỉ biết rằng chúng được sử dụng để làm thuốc và ngâm rượu có những công dụng nhất định đối với người bệnh khi sử dụng nó. Tuy nhiên đi tìm hiểu sâu hơn về người đã tìm ra loại cây này, khởi nguồn của tên gọi cây ba kích cũng là một điều khá là thú vị mà các bạn có thể tham khảo qua.
Ai đã tìm ra cây ba kích ?
Người tìm và phát hiện ra cây ba kích đó là một vị thầy thuốc dưới thời nhà Minh có tên gọi là : Lý Thời Trân
Ông là tác giả của cuốn ” Bản thảo cương mục” nổi tiếng và được hoàn thành năm 1578, viết về công dụng trong đông y của các loại thảo dược, dược liệu Trung Hoa. Bộ sách này cũng miêu tả kiểu, dạng, hương vị, bản chất và ứng dụng của 1.094 cây thuốc trong điều trị bệnh
Truyền thuyết kể rằng để biết rõ tình trạng, tính chất, mùi vị, công hiệu, v.v… của các loại thảo dược, dược liệu đông y, ông đã đi điền dã bốn phương, sưu tầm khắp thâm sơn cùng cốc sau khi vào núi và phát hiện ra được một loại dược liệu quý và đặt tên là Bất điêu thảo ( Trong Bản thảo cương mục có tên là ” Nhật Hoa Tử Bản Thảo” ) hay còn có tên gọi bây giờ là ” Ba Kích”. Sau nhiều lần nghiên cứu ông phát hiện ra những điểm tích cực của loại thảo dược này đối với trị bệnh và tăng cường sức khỏe. Chúng chia ra làm 2 loại đó là ba kích tím và ba kích trắng
Khởi nguồn của cái tên ba kích?
Cây ba kích có rất nhiều tên gọi khác nhau ban đầu cây có tên gọi là ” Bất Điêu Thảo”, “Cây Ruột Gà”. Tuy nhiên mãi về sau người ta mới gọi với cái tên là Ba kích là bởi vì câu truyện sau đây của người đã tìm ra cây thuốc ” Lý Thời Trân”
* Ông sinh trưởng trong gia đình theo nghề thầy thuốc. Ngay từ nhỏ ông đã có chí hướng theo nghề y cứu người. Nhưng theo trào lưu xã hội phong kiến của Trung Hoa trọng khoa cử để làm quan nên năm 14 tuổi, ông đã đi thi và đỗ tú tài. Tuy vậy, sau ba lần thi cử nhân đều không đỗ, ông đã xin cha mình theo học y thuật và hành nghề thầy thuốc. Sau trên mười năm học tập gian nan, khi trên 30 tuổi, ông đã trở thành một thầy thuốc nổi tiếng khắp vùng.
=> Vậy sau ba lần thi trượt thì Lý Thời Trân mới có thể bén duyên với nghề thầy thuốc bởi vậy người ta mới đặt tên: Bất Điêu Thảo có tên gọi là Ba kích ám chỉ ba lần ông thi trượt.