Sự khác biệt giữa rượu ba kích rừng và rượu ba kích trồng

Trên thị trường hiện nay như các bạn đã thấy có nhiều loại ba kích và trong bài viết lần trước tôi đã hướng dẫn các bạn cách phân biệt ba kích và có mấy loại ba kích tuy nhiên chưa nói rõ hương vị của từng loại rượu.

Trong bài viết chúng tôi sẽ tập chung mô tả rõ hương vị của từng loại rượu ba kích một.

Trước tiên sau khi đi sâu hơn chúng ta cùng nhìn lại có mấy loại ba kích nhé.

ba kích tím quảng ninh
1.Ba kích tím trồng Quảng Ninh ( củ đều)
ba kích rừng chuẩn
2. Ba kích tím Rừng ( củ sần sùi )
ba kich trang
3. Ba kích trắng
ba kich sapa
4. Ba kích tím Sapa
cu ba kich rung to
5. Dây ruột gà ( cùng họ với ba kích )

Ở bài viết này tôi sẽ tập chung đi sâu vào hương vị của từng loại một.

Hương vị rượu ba kích như thế nào

Chắc chắn mỗi loại ba kích đều sẽ có hương vị hoàn toàn khác nhau. Cứ theo thứ tự hình ảnh ở trên nhé

1. Ba kích tím loại trồng ( hàng Quảng Ninh )

rượu ba kích sau khi ngâm

Màu sắc : tím

Mùi vị: nồng hơi có mùi hắc đặc trưng

Cảm nhận rượu: ba kích tím khi uống vào ban đầu chưa quen nhưng đến chén thứ 3 trở đi thấy rất vừa miệng vị rượu thanh.

2. Ba kích tím loại rừng

Màu sắc : tím đậm

Mùi vị : thơm nồng hơi hắc

Cảm nhận rượu: So sánh với rượu ba kích trồng phía trên thì rượu ba kích tím rừng vị rượu vẫn như vậy nhưng được cái loại rừng thơm hơn so với loại trồng rất nhiều

3. Ba kích trắng

Màu sắc: nâu nhạt

Mùi vị: Hơi hắc không thơm

Cảm nhận rượu: Vì sao hàng ba kích trắng không được ưa chuộng là vị rượu ba kích trắng uống không có vị đặc trưng gì

4. Ba kích tím sapa

rượu ba kích tím sa pa

Màu sắc : tím

Mùi vị : Hắc hơi khó uống mùi vị hơi chát

Cảm nhận rượu: Hơi chát uống không ngon bằng so với rượu ba kích tím Quảng Ninh

5. Dây ruột gà ( cùng họ với ba kích )

Màu sắc: đỏ nhạt

Mùi vị: Tanh hơi khó uống

Cảm nhận rượu : do có vị tanh cho nên loại ba kích ruột gà này không được ưa chuộng cho lắm khi sử dụng

===> Phía trên là những cảm nhận khi đã sử dụng các loại rượu ba kích ( tuy nhiên cảm nhận mỗi người mỗi khác).